Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Gốm sứ Bát Tràng, niềm tự hào cho người Việt Nam

Trong vòng xoáy của nhịp sống mới, có những làng nghề ở Hà Nội chỉ còn tồn tại trong thơ ca, nhạc hoạ và trong ký ức của người Hà Nội. Nhưng, cũng có những làng nghề truyền thống còn tồn tại và đang cố gắng tìm những lối đi mới. Làng gom su bat trang là một điển hình cho sự nhạy bén bắt kịp thị hiếu khách hàng hiện đại.


Đến thăm làng gốm sứ Bát Tràng hôm nay, khách hàng có thể nhận thấy rất rõ sự nhạy bén của những người thợ gốm, họ đã làm mới mình để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại. Hiện nay, những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén...của Bát Tràng được làm thủ công với những mẫu men cổ truyền như trắng, xanh tím, hoa văn thô sơ đã nhường chỗ cho những sản phẩm đẹp mang tính nghệ thuật cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đến chợ gốm Bát Tràng, du khách không chỉ mua bán mà còn được người dân nơi đây giới thiệu công nghệ tinh xảo của sản phẩm làng gốm. Chợ gom su qua tang bat trang còn là một điểm du lịch rất thu hút du khách, từ thanh thiếu niên cho đến khách nước ngoài, nhất là vào dịp cuối tuần. Đến đây du khách có thể thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình lọ, bát... kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm. Không chỉ được tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, tô màu, phối màu men, đồng thời có thể tự tay nặn các sản phẩm cho mình, tự vẽ hoa văn trang trí theo ý thích. Chị Hoàng Thu Hương, một chủ hàng cho biết: “Các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu”.



Có lẽ cũng chính vì thế, chợ gốm đã đưa du khách gần gũi hơn với sản phẩm gốm và người thợ. Các sản phẩm của bà con đưa ra chợ gom su qua tang đều có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Hầu hết họ đều mong muốn các sản phẩm của mình sẽ được du khách yêu thích và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Không những vậy, đến Bát Tràng, du khách bất ngờ khi thấy những mặt hàng như cốc tình yêu, hộp hình trái tim, những quả cầu được trang trí ngộ nghĩnh, đến những chiếc thắt lưng, vòng cổ, vòng tay... được làm từ gốm. Có lẽ những nghệ nhân xưa không bao giờ nghĩ chúng sẽ xuất hiện trên kệ hàng của mình, nhưng chúng lại là những sản phẩm thu hút đông đảo du khách, nhất là giới trẻ. Không chỉ đa dạng các sản phẩm, du khách đến đây còn được xả stress với các trò ném đồ sứ hỏng, hay dạo quanh làng trên xe trâu...



Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng không những đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc... Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản xuất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại đây không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động ở những khu vực lân cận đến làm việc với mức lương 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng.



Rõ ràng thương hiệu gốm Bát Tràng đã khẳng định vị thế và tiềm năng trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Với đôi tay khéo léo của nguời thợ và công nghệ hiện đại, những sản phẩm gốm Bát Tràng chất lượng cao mang đậm giá trị nghệ thuật và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước...

Địa Chỉ Bán Hàng Tại HCM
Đia chỉ: 93 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quân 10- TPHCM
Tel: 0939.30.49.32 * HotLine: 0938.629.345

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Làng gốm cổ Bát Tràng xưa và nay

Làng gom su bat trang  - ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.



Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên xã Bát tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo dã sử thì vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này để lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng-một nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa, vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị tức sông Hồng sẽ thuận lợi cho việc giao thông, chuyên chở và trao đổi hàng hóa.
 
Từ khi những sản phẩm của làng gom su qua tang ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt. Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách.
Từ vài thập kỷ nay, sức sống của làng nghề truyền thống vẫn được thổi lên bởi ngàn lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Hiện nay, ở Bát Tràng nhiều lò gốm đã không dùng than, củi hay rơm rạ để đốt lò mà đã dùng lò công nghiệp đốt bằng ga nên hạn chế được sự ô nhiễm môi trường đồng thời cũng giảm được lượng phế phẩm.
Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên...đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam.
 
Từ các thế kỷ trước, gom su qua tang bat trang chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp.
Ông John S. Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý-Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông.
 
Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.
 
Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam-1.000 năm truyền thống".
Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng -đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng.
Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày.
 
Địa Chỉ Bán Hàng Tại HCM
Đia chỉ: 91/10 Đường 138, Phường Tân Phú, Quân 9- TPHCM
Tel: 0989.258.963 * HotLine: 0945.999.112

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Men gốm, men sứ Bát Tràng

Men gom su bat trang là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.




Công thức và nguyên liệu
Men gom su qua tang tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể chứa trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh.
Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn.
Trong quá trình nóng chảy và ngay sau đó, các ôxít trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo nên một lớp trung gian. Phản ứng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men, nó không chỉ phụ thuộc thành phần hóa học chung của men mà còn phụ thuộc từng ôxít riêng.
Do đó, điều cần thiết thứ hai là thành phần hóa của men phải gần giống thành phần hóa của xương gốm.
Quá trình làm nguội (giảm nhiệt) xảy ra ngược với quá trình nung (tăng nhiệt). Nếu hệ số giãn nở nhiệt của men và xương không phù hợp nhau sẽ gây ra bong hoặc nứt men.
Do đó, điều cần thiết thứ ba là hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải phù hợp nhau.
Men nung xong phải cứng, nhẵn, bóng (ngoại trừ men mat). Bên cạnh đó, tính trong suốt, không màu, tính sáng bóng của men không phải lúc nào cũng như mong muốn. Nếu xương gốm có màu thì phải dùng men đục để che lấp màu của xương, ngoài ra có thể chế tạo men mat (bề mặt như sáp), men kết tinh và vô số men màu khác.
Do đó, điều cần thiết thứ tư là thành phần hóa của men phải được điều chỉnh sao cho men có được các tính chất cơ-lý-hoá-quang mong muốn.
Công thức
Trong công nghiệp thủy tinh thường dùng thành phần % các cấu tử để so sánh, nhưng trong công nghiệp gốm sứ, người ta hay dùng tỷ lệ phân tử và tất nhiên có thể chuyển đổi qua lại giữa hai công thức này. Seger đã đưa ra cách sắp xếp các ôxít có trong thành phần men thành 3 nhóm chính: ôxít bazơ, ôxít axít và ôxít lưỡng tính. Các nhóm này được sắp xếp theo trình tự sau và tập hợp này được gọi là công thức Seger của men
Nguyên liệu
Men gom su qua tang bat trang là một hệ phức tạp gồm nhiều ôxít như Li2O, Na2O, K2O, PbO, B2O3, CaO, ZnO, MgO, Al2O3, Fe2O3, SiO2... được đưa vào dưới các dạng sau:
- Nguyên liệu dẻo (plastic): gồm có cao lanh (kaolin), đất sét (clay), bột talc (steatit), betonit...
- Nguyên liệu không dẻo (nonplastic) dưới dạng khoáng: gồm có trường thạch, đôlômít, đá vôi, cát...
- Nguyên liệu không dẻo dưới dạng hóa chất công nghiệp: BaCO3, Na2CO3, K2CO3, borax (dân gian gọi là hàn the), axít boric, Cr2O3, ZnO... hoặc các loại frit.

Địa Chỉ Bán Hàng Tại HCM
Đia chỉ: 91/10 Đường 138, Phường Tân Phú, Quân 9- TPHCM
Tel: 0989.258.963 * HotLine: 0945.999.112